'Đại gia' vàng nghỉ lễ, giá sẽ thế nào?
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.
Người TP.HCM vẫn chờ cơn mưa đủ lớn để giải nhiệt chuỗi ngày nắng nóng kỷ lục
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Khám phá sức mạnh chơi game trên smartphone giá rẻ Redmi 13C
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Trong buổi làm việc, đại diện chính quyền tỉnh có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực Chuyển đổi số và Giáo dục; cùng đại diện lãnh đạo đến từ các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT, có ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.Tổng giám đốc FPT - ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với tỉnh trong một số lĩnh vực trọng điểm, một trong những mục tiêu trọng tâm của FPT là xây dựng hệ thống giáo dục tại Thái Bình.Ông Nguyễn Văn Khoa đưa ra hai mô hình UniSchool (tổ hợp giáo dục) và MiniSchool (trường học quy mô nhỏ). Để phát triển các mô hình này, FPT đề xuất Lãnh đạo tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt nhất để hai bên cùng chung tay phát triển giáo dục tại địa phương.Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa cũng đề xuất chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, tập trung vào bảy lĩnh vực chính: thể chế - chính sách, kinh tế số, chính quyền số, xã hội số, nhân lực số, dữ liệu số và nền tảng - hạ tầng số. Những đề xuất này hướng tới mục tiêu giúp Thái Bình xây dựng nền kinh tế số vững mạnh, quản trị chính quyền thông minh và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua công nghệ.Qua trao đổi giữa Tập đoàn FPT và lãnh đạo sở ban ngành, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhận thấy mục tiêu chung giữa tỉnh và Tập đoàn FPT. Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh, hai bên sẽ ưu tiên triển khai các dự án giáo dục trước, trong đó tập trung vào đào tạo học sinh phổ thông và đào tạo nghề.Về đào tạo nghề, tỉnh nhận thấy nhu cầu rất lớn tại các khu công nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh sẽ có trách nhiệm khảo sát, xác định rõ nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 2025-2030, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo học viên sau khi học nghề có việc làm ngay.Về chuyển đổi số, Chủ tịch tỉnh đề nghị FPT khảo sát thực tế, đưa ra đề xuất cụ thể trước khi triển khai, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đạt được kết quả tốt nhất.Qua buổi làm việc giữa hai bên về hợp tác về chuyển đổi số và đầu tư giáo dục tại Thái Bình, FPT tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đưa Thái Bình tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số, vì sự phát triển bền vững.
Giá xăng dầu hôm nay 27.4.2024: Hướng đến mốc 90 USD/thùng

Bất chấp tín dụng tăng thấp, nhiều ngân hàng vẫn thu lợi nhuận khủng
Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tặng quà chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
'Con muốn sống': Giờ mà bỏ cuộc thì con tôi chết mất
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
chuyện tình hoa lê nở bl
Chiều 5.3, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết đơn vị đã có công văn thông báo phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới trên QL1, đoạn qua tỉnh Quảng Nam (đợt 2).Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới đã được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt dự án sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông.Căn cứ văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường ven biển ĐT.603B và ĐT.619 tỉnh; các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.Khu quản lý Đường bộ 3 thông báo phương án phân luồng giao thông khi sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 2) thời gian cấm xe ô tô lưu thông qua cầu, phân luồng đảm bảo giao thông bắt đầu từ 8 giờ ngày 15.3 dự kiến đến 16 giờ ngày 30.3.Các phương tiện được phép lưu thông qua cầu trong thời gian phân luồng để sửa chữa cầu gồm:- Xe cứu thương (lưu thông qua cầu với vận tốc tối đa 20 km/giờ).- Xe buýt tuyến TP.Đà Nẵng - TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) có tải trọng dưới 5 tấn (chỉ được lưu thông qua cầu từ 6 giờ - 19 giờ hằng ngày, vận tốc tối đa 10 km/giờ và xe qua từng chiếc một).Phương án phân luồng giao thông với ô tô trên QL1 khu vực cầu Câu Lâu mới: Hướng từ Bắc vào Nam: Xe có tải trọng trên 24 tấn và xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc. Các phương tiện lưu thông trên tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan sẽ di chuyển thẳng vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL14B khi đến nút giao Túy Loan, rẽ vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL1 đến nút giao QL1 với QL14B (ngã ba Hòa Cầm) rẽ trái di chuyển lên QL14B, sau đó tiếp tục rẽ trái di chuyển vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam, có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Hướng từ Nam ra Bắc:Từ QL.1 rẽ trái lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại nút giao cao tốc Chu Lai, TP.Tam Kỳ, Hà Lam để đi ra bắc. Ngoài ra, các phương tiện có thể chọn từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về lại QL1 tại nút giao QL14B.Đối với xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn khi lưu thông từ Bắc vào Nam:Các phương tiện khi đến nút giao ngã tư giữa QL1 và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Bến xe khách phía nam TP.Đà Nẵng) tại Km939+561, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục đi thẳng đến nút giao với đường Trường Sa (đường ven biển), rẽ phải đi theo Trường Sa, đi thẳng đến đường Lạc Long Quân rồi rẽ phải vào đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công, sau đó rẽ phải vào các đường theo biển chỉ dẫn (để vào QL14E, QL40B, nút ra cầu vượt Trường Hải, ĐT.620) để ra QL1 đi vào Nam.Các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00 QL.1, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Ngoài ra, đối với xe tải có tải trọng 10 tấn, xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Hướng từ Nam ra Bắc:Đối với các loại xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, các phương tiện di chuyển đến nút giao giữa QL1 và QL40B (TP.Tam Kỳ), rẽ phải vào QL40B, đi thẳng theo hướng biển, rồi rẽ trái vào đường Võ Chí Công (đường ven biển), đi thẳng đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại, tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công sau đó rẽ trái vào đường Lạc Long Quân, đi thẳng Lạc Long Quân, Trường Sa (đường ven biển) đến nút giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi tiếp tục đi thẳng đến nút giao với QL1 rồi rẽ phải vào QL1 để đi ra phía bắc; hoặc đến nút giao QL1 và QL40B rẽ trái vào QL40B để lên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra bắc.Các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc, TT.Hà Lam) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Đối với xe tải có tải trọng 10 tấn và xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi di chuyển đến nút giao QL1 và QL40B (địa phận TP.Tam Kỳ) rẽ trái vào QL40B để di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Ngoài ra, khi các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Riêng đối với phương án phân luồng từ xa thì các phương tiện khi lưu thông trên tuyến QL1 không có nhu cầu nhận, trả hàng và đón, trả khách trên địa bàn các huyện, thị xã: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam), khuyến cáo lưu thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12.2024, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1). Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Sau thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế, và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt nên đã thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.2024.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư